Đăng tải

477
Inspiration | 20-01-2020

Blog 79
Người theo dõi 4

Sản phẩm trong bài blog

P2: TẠI SAO LÚC NÀO BẠN CŨNG HẾT TIỀN? 14 LÝ DO KHẢ THI VÀ CÁCH KHẮC PHỤC

Bạn có hay rơi vào tình trạng cháy túi vào mỗi cuối tháng và luôn phải tự hỏi bản thân, tại sao tôi luôn cháy túi? Đây là một vài nguyên nhân khả thi và cách khắc phục. 

 

Nếu bạn vẫn chưa tìm thấy lý do hợp lý trong bài viết phần 1 của chúng tôi dưới đây, hãy tiếp tục đọc 7 lý do còn lại nhé. 

 

Phần 1: TẠI SAO LÚC NÀO BẠN CŨNG HẾT TIỀN? 14 LÝ DO KHẢ THI VÀ CÁCH KHẮC PHỤC. 

 

7. BẠN QUÁ BỪA BỘN 

 

Và thời điểm trong năm cũng tới, khi mà lạnh hơn và ban đêm và bạn phải chuyển từ chiếc chăn mùa hè của bạn sang chăn mùa đông. Bạn khá chắc là nó nằm đâu đó trong nhà thôi! Đâu rồi nhỉ? Bạn không thể tìm thấy nó vì nhà của bạn, tầng hầm, trên gác xép hay trong tủ đều chất đầy đồ đạc. Vậy nên cuối cùng, bạn quyết định đến siêu thị và mua một chiếc chăn mới. 

 

Cách gii quyết: 

Thực chất mọi thứ đối với bạn sẽ đắt đỏ hơn nếu bạn bừa bộn. Chiếc chăn mùa đông kia vẫn ở trong nhà bạn nhưng nó nằm đâu đó trong hàng mớ những vật dụng mà bạn vẫn chưa có thời gian sắp xếp để gọn gàng lại nhà cửa. 

 

Vậy là đến lúc bạn nên dọn dẹp nhà cửa rồi đấy. Bắt đầu bằng việc dọn từng chiếc tủ trong mỗi tuần cho đến khi dọn hết được cả căn nhà của bạn. Bạn sẽ ngạc nhiên với thứ mà bạn tìm thấy, những thứ mà bạn có thể vứt đi và cảm giác nhẹ nhõm của bạn khi đã hoàn tất dọn dẹp mọi thứ. 

 

https://lh4.googleusercontent.com/bJUaj8fY0TpwxSa_ErR3KQlsDDB7K-f-cym9OcKt9VRdBd8sqR_8BV5_JTWqO7xPIbe_c-q9FLaB2RfwzyKPjizeYnlv8Q8h8yC1RqY6vueqp03jDCC6DDDjCi85lLXnL7UqkjcP

 

8. BẠN NÉ TRÁNH SỰ THẬT

 

Bạn có phải là một trong những người sợ hãi phải đối diện với tất cả những chi tiêu thật của mình? Hẳn là bạn nắm rất rõ thời hạn thanh toán của thẻ tín dụng, đóng học phí. Nhưng bạn quá sợ hãi để nhìn vào bảng cân bằng giữa chi tiêu và thu nhập của bạn. Vậy nên thay vì bắt tay vào giải quyết dần các khoản nợ, bạn cứ chất chồng chúng ở đấy. 

 

Cách gii quyết: 

Đây hoàn toàn không phải một trò đùa. Đúng thật đây là một chuyện khá đáng sợ. Nhưng tôi đảm bảo rằng khi bạn có một cái nhìn rõ ràng về tình hình tài chính của mình, bạn sẽ cảm thấy ổn hơn. Bạn chắc chắn sẽ cảm thấy tốt hơn vì khi đó bạn sẽ có khả năng lập kế hoạch giải quyết vấn đề. Và việc có một kế hoạch và thực sự bắt tay vào giải quyết sẽ cho bạn cảm giác yên tâm. 

 

9. BẠN CHI TIÊU VỚI MỨC THU NHẬP MÀ BẠN KÌ VỌNG 

 

Ai đó đã nói với tôi rằng: “Tôi không lo lắng về tiền bạc. Họ vẫn in tiền hằng ngày cơ mà.” Vậy nên anh ấy đã tiêu tiền như nước với sự yên tâm rằng sẽ rất sớm thôi, anh ấy sẽ nhận được số tiền mới cóng đó và có khả năng chi trả cho số nợ trong thẻ ngân hàng. 

Nhung thực tế là anh ấy chẳng nhận được số tiền mà anh mong đợi. Hoặc số tiền mà anh nhận được không đủ để bù đắp cho khoản nợ trong thẻ tín dụng cộng với lãi suất. 

 

Cách gii quyết: 

Hãy cứ giả vờ rằng nếu ngày mai không đến. Không phải theo nghĩa là bạn sẽ không tỉnh giấc dậy nữa bới suy nghĩ này còn làm bạn tiêu tiền nhiều hơn! Mà hãy suy nghĩ rằng có thể bạn sẽ không được tăng lương hoặc giá chứng khoán của công ty bạn sẽ tụt giá, hoặc bạn sẽ không bao giờ trúng được vé số đâu. 

Hãy tiêu dùng đúng với mức mà bạn đang thực sự làm ra, không phải theo mức mà bạn nghĩ bạn có khả năng đạt được trong tương lai, hoặc số tiền mà bạn nghĩ bạn xứng đáng kiếm được. 

 

10. BẠN QUÁ TIẾT KIỆM! 

 

Có phải lúc nào bạn cũng mua món đồ rẻ nhất trong các lựa chọn của mình? Bạn có thường xuyên sớm phải mua cái thứ hai sau món đồ thứ nhất vì cái đầu tiên đã hỏng? Nếu đây chính là bạn, thì cách thức tiết kiệm này thực chất là vô cùng sai lầm! 

 

Cách gii quyết: 

Thay vì quá tiết kiệm, hãy tiết kiệm một cách khôn ngoan. Một người tiết kiệm khôn ngoan không phải lúc nào cũng chọn phiên bản rẻ tiền nhất. Khi họ đã quyết định chi tiêu cho một cái gì đó, họ sẽ lựa chọn phiên bản tốt nhất trong khả năng của họ. Nếu bạn cần một đồ khui rượu vang, bạn chắc chắn sẽ không cần mua cái có đính kim cương, nhưng bạn cũng không nên mua chúng từ cửa hàng một đô vì nó sẽ không bền. 

 

https://lh6.googleusercontent.com/jhBTfg7z4taR6cylTR2km8lDhQCd_n8dNOooWIb-4QU40gbxttjdCmwTCaNwpgND2mWnSx8f9gQ5garcMWZ01917T2YdzguIhzFIlzI2DJ-s-ojy5dWt04DUWFmQ7aBSBKBlHr1F

 

11. ĐI ĐÂU BẠN CŨNG DÙNG XE

 

Chạy ra đầu hẻm mua một bó rau, leo lên xe máy. Qua nhà hàng xóm gửi một món đồ, leo lên xe  máy. Ra góc phố mua một ổ bánh mì, leo lên xe máy. Dường như đôi khi không phải chúng ta lười, nhưng thói quen và văn hóa sử dụng các loại phương tiện tiện nghi như vậy đã ăn sâu vào trong tiềm thức của chúng ta. 

 

Cách gii quyết: 

Hãy lên thử danh sách tất cả những lần bạn dùng xe máy để di chuyển trong một tuần. Bây giờ nhìn kĩ lại và xem xét xem có lựa chọn nào bạn có thể thay thế bằng phương tiện công cộng hoặc đi bộ hoặc đi xe đạp không. Thậm chí việc đi bộ và chạy xe đạp còn tốt cho sức khỏe của bạn nữa. Một mũi tên trúng hai con chim! 

 

https://lh6.googleusercontent.com/sS45sRbEco0aJWuNeYCQDDw8eyITIj3GHVC3ndHx1Ocvj61wUIaTw3Scn5AoKNiv79X6U5qvdyZxkyEnwUUijd-hyWixO2qBu02PGNRZBKsucG0T0o4LbXyrbsPcIxX8fGDyWdWE

 

kiệm được cho chúng ta rất nhiều và làm t cảm giác như vừa giành chiến thắng. Trước khi quyết định đến một trung tâm thương mại hay một cửa hàng, tôi sẽ kiểm tra xem nó có đang 

12. BẠN KHÔNG KIỀM CHẾ ĐƯỢC TRƯỚC GIẢM GIÁ

 

Mua được quần áo và vật dụng khi nó đang giảm giá là một cảm giác thật tuyệt. Chúng tiết giảm giá hay không. Nhưng khoan đã, bạn tính mua gì vậy? Đó có phải là thứ bạn cần và sẽ sử dụng không? Hay bạn chỉ mua vì nó giảm giá nhiều? 

 

Cách gii quyết:

Nếu bạn mua một thứ gì đó được bán với giá là 3 đô so với giá gốc là 5 đô thì bạn tiết kiệm được 2 đô. Đó có phải là thứ bạn cần không? Nếu đúng thì rõ là bạn vừa tiết kiệm được 2 đô. Nhưng nếu không thì có phải bạn cũng tiết kiệm được gì đó không? Hoàn toàn không! Bạn vừa chi tiêu vô bổ cho 3 đô của mình đấy! Hãy tỉnh táo và quyết định rõ xem bạn có thực sự cần mua thứ đó không và đừng để bị tác động bởi việc nó giảm giá. 

 

https://lh5.googleusercontent.com/oj3BggSNuHQigtCiKTAnAZq3h0QIaQgH4rtPbGv2gsSDSGsp4HEWf9X2y365yjNWMqVlbdmGMozowjNG4N9AzjY3GYqkmVX-LGg_r1mfhdgd_rKmBP9Va3U4LPfqAp0bLlDBs-kK

 

13. BẠN CHỈ MUA THEO ĐÚNG VỚI NHU CẦU HIỆN TẠI CỦA MÌNH

 

Một vài người chỉ mua đúng những thứ họ đang cần. Hết khăn giấy cuộn? Thế là bạn ra ngoài mua đúng một cuộn. Thiếu khăn tắm? Bạn mua đúng thêm một chiếc khăn tắm. Việc chi tiêu như vậy sẽ làm bạn tốn kém hơn trong tương lai dài. Đó là còn chưa kể đến việc bạn phải tốn thêm tiền cho việc đi lại mua sắm ở những lần sau. 

 

Cách gii quyết: 

 Hãy mua theo lố. Người nghèo thường không có khả năng chi tiêu như vậy. Họ chỉ đủ tiền để mua vật dụng thay thế khi họ hoàn toàn hết nó thôi. Nhưng bạn đâu có nghèo! Bạn chỉ cháy túi thôi, và đây là một trong những nguyên nhân đấy. Mua lẻ từng thứ thường sẽ đắt đỏ hơn nếu bạn mua theo số lượng lớn. 

 

14. BẠN KHÔNG CÓ TIỀN TIẾT KIỆM KHẨN CẤP 

Bạn cần xe hơi để đi làm? Nhưng xe hơi của bạn đang gặp vấn đề hư hỏng và cần sửa chữa khá mắc mỏ/. Không sao, bạn đã có quỹ tiết kiệm khẩn cấp. Thế nhưng không, bạn chưa hề có quỹ này. Và thế là bạn vay tiền để sửa xe, hoặc bạn xin ứng trước lương. Bây giờ, bạn lại càng ngập trong nợ nần.

 

Cách gii quyết: 

Hãy xác định mức quỹ khẩn cấp của bạn là bao nhiêu và mỗi tháng chi ra một ít tiền bỏ vào đấy. 

 

Vậy đó, bạn có nhìn thấy bản thân trong những vấn đề trên không? Không sao. Vấn đề là bạn đã xác định được vấn đề của mình và sẽ sớm tìm được cách giải quyết trước khi từ cháy túi bạn trở nên nghèo.