Bạn có hay rơi vào tình trạng cháy túi vào mỗi cuối tháng và luôn phải tự hỏi bản thân, tại sao tôi luôn cháy túi? Đây là một vài nguyên nhân khả thi và cách khắc phục.
Có một sự khác biệt giữa cháy túi và nghèo. Nghèo nghĩa là bạn không làm ra đủ tiền để chi trả cho các khoản cần thiết trong cuộc sống. Còn cháy túi có nghĩa là bạn đủ khả năng để chi trả các khoản thiết yếu nhưng không bao giờ có đủ tiền để tiết kiệm hoặc trả nợ. Nếu như cụm từ “cháy túi” có vẻ như thích hợp để miêu tả bạn, đây là một vài lý do giải thích tại sao. Hãy ngưng việc thắc mắc với bản thân và bắt tay vào việc thực sự giải quyết vấn đề trước khi bạn tiến tới tình trạng “nghèo”.
1. Bạn lười biếng
Sự lười biếng thật sự có thể làm tiêu tốn rất nhiều tiền bạc. Lười nấu ăn - đặt nhà hàng. Lười gội đầu - ra tiệm gội. Lười rửa xe - đem xe ra tiệm sửa. Tất cả những thứ nho nhỏ đó nhưng khi cộng dồn lại bạn sẽ phát hiện ra đã tiêu tốn vô cùng nhiều tiền.
→ Cách giải quyết:
Đơn giản là đừng lười nữa! Dĩ nhiên sẽ có những việc bạn cực kỳ ghét làm nhưng việc làm những thứ đó không giết bạn đâu. Việc lười biếng còn là một tư tưởng xấu sẽ để lại ảnh hưởng tiêu cực trong tương lai khi bạn đang cố gắng đạt được những mục tiêu tài chính.
2. Bạn không làm ra đủ tiền
Nghe có vẻ hiển nhiên nhưng bạn có đang thực sự tìm cách giải quyết nó không? Nếu bạn đã cố gắng hạn chế các khoản chi tiêu hết mức, đã cắt hết các khoản chi tiêu phù phiếm mà vẫn không thể đáp ứng cuộc sống hằng ngày thì có lẽ chỉ có một cách để giải quyết - Bạn cần làm ra nhiều tiền hơn.
→ Cách giải quyết:
Nếu bạn đã làm còng cả lưng mà bạn cảm thấy không xứng đáng với mức lương được trả thì có lẽ bạn nên yêu cầu cấp trên của bạn tăng lương. Nếu việc này không khả thi, có lẽ bạn nên tìm một công việc khác lương cao hơn.
3. Các hoạt động xã hội của bạn quá tốn kém
Tần suất bạn ra ngoài đi chơi là bao nhiêu một tuần? Một hay hai lần đi chơi với bạn bè, một hay hai lần hẹn hò, một hay hai lần đi giải trí cùng đồng nghiệp? Tất cả những chuyến đi chơi đó tốn kém của bạn bao nhiêu? Chắc hẳn con số không hề nhỏ chút nào.
Điều này còn đặc biệt đúng nếu bạn đang sống trong các khu vực nội thành mắc mỏ với chi phí cho việc ăn uống cực kỳ đắt tiền.
→ Cách giải quyết:
Hãy cắt giảm bớt. Bạn có thể đôi khi từ chối một vài lời mời mà vẫn không bị tách biệt với mọi người. Hoặc đề nghị mở những bữa tiệc tại gia, uống vài lon bia cùng pizza.
Ngoài ra, hãy thử tìm kiếm những địa điểm tụ tập khác thay vì các nhà hàng quán ăn đắt đỏ. Những bảo tàng, sở thú, những cuộc đi dạo trong công viên. Không những tiết kiệm được tiền mà bạn còn có thể thay đổi không gian địa điểm mới lạ nữa.
4. Bạn là nô lệ của thương hiệu
Có một vài lý do mà mọi người luôn mua các sản phẩm có nhãn hiệu uy tín. Đó là nhãn hiệu gần gũi, là nhãn hiệu mà bố mẹ, bạn bè của bạn sử dụng. Đôi khi cái tên thương hiệu đó gắn liền với một chút vượt trội về danh tiếng nhưng bạn phải tỉnh táo với sự thật rằng không phải nhãn hiệu đó lúc nào cũng sẽ đi đôi với chất lượng.
→ Cách giải quyết:
Chỉ mua những sản phẩm có nhãn hiệu nếu bạn nhận ra được sự khác biệt rõ ràng. Ví dụ ở quầy thuốc, bạn có thể chỉ cần mua các loại có cùng thành phần với nhãn hiệu ít nổi tiếng hơn.
5. Bạn đã tiết kiệm sai cách 1
Có vài người sẽ sẵn sàng lái xe đến ba cửa hàng bởi vì bạn có thể tiết kiệm một ít tiền mua cà chua, một ít tiền tiết kiệm cho nước giặt tẩy và một ít tiền để mua thịt gà ở cửa hàng thứ ba. Trong khi đó, thực chất bạn đã tốn hết 2 tiếng chỉ để lượn trong 3 cửa hàng và mua ba món khác nhau chỉ để tiết kiệm vài đồng lẻ! Hoặc có những người tiết kiệm bằng cách mua giấy cuộn 1 lớp nhưng lại bỏ ra cả triệu đồng tiền ăn ngoài.
→ Cách giải quyết:
Hãy nhìn vào bức tranh tổng thể. Bạn có thể đã tiết kiệm rất tốt cho việc chi tiêu cơ bản nhưng điều đó không có nghĩa là bạn được phép phung phí ở những khoản khác. Hãy suy nghĩ về những khoản chi tiêu lớn giống với cách bạn chi tiêu cho những thứ nhỏ nhặt mỗi ngày.
6. Bạn đã tiết kiệm sai cách 2
Ok, bạn có thể khá hơn với người dính phải điều thứ 5 nhưng việc bạn đang đọc bài này chứng tỏ bạn vẫn “cháy túi”. Bạn đang sống trong một căn nhà vừa phải, bạn có tài khoản điện thoại tiết kiệm, bạn dùng một chiếc xe đã qua sử dụng. Rõ ràng là bạn đã tiết kiệm tất cả trong những khoản chi tiết lớn, nhưng bạn vẫn “cháy túi”!
Vậy có lẽ, bạn rời khỏi căn nhà khiêm tốn bằng chiếc xe khiêm tốn và dừng lại ở cửa hàng Dunkin Donuts mỗi ngày để mua một ít bánh và cà phê. Khi bạn đi đổ xăng, bạn sẵn tiện mua thêm một ít bánh quy và chocolate. Mỗi khi bạn đi siêu thị, bạn đều bỏ thêm vào giỏ hàng một vài món hàng ngoài dự tính.
→ Cách giải quyết:
Bạn có thể còn không tự nhận thức được vấn đề này vì lượng tiền bạn dùng mỗi lần không quá lớn. Hoặc thậm chí nếu bạn nhận thức được vấn đề đó, bạn cũng không nghĩ quá nhiều về nó. Nhưng “Tích tiểu thành đại”, những chi tiêu nhỏ đó cộng dồn lại sẽ thành những chi tiêu rất lớn.
Với những khoản chi tiêu nhỏ, hãy định trước một khoản tiền mặt và cố gắng chi tiêu trong đúng khoảng đó. Thói quen đó sẽ giúp bạn nhận thức rõ được chi tiêu của bạn nằm trong mức nào và không vung tay quá mức.
Bạn đã tìm thấy nguyên nhân nào giống với trường hợp của mình chưa? Nếu chưa, bạn có thể đón đọc tiếp bài blog tiếp theo về 8 lý do còn lại có thể dẫn đến tình trạng “cháy túi” của bạn.