Khẩu trang đang dần trở thành vật bất ly thân mỗi khi ra đường của nhiều người. Thế nhưng, đeo khẩu trang nhiều dẫn đến bí da và nổi mụn là điều mà rất nhiều cô gái đang lo ngại ngày nay.
Bản chất của việc mọc mụn là do da bị nhiễm khuẩn. Vi khuẩn khi gặp môi trường thuận lợi sẽ sinh sôi, phát triển và bụi bẩn, bã nhờn tích tụ làm tắc nghẽn lỗ chân lông, lâu ngày tạo nên mụn.
Đó là lý do tại sao các chuyên gia da liễu khuyên bạn tuyệt đối không được nặn, hay sờ tay vào nốt mụn, đồng thời bịt khẩu trang mỗi khi ra đường.
1. Làm sạch da trước và sau khi đeo khẩu trang
Đeo khẩu trang trong khoảng 1 thời gian dài rất dễ khiến làn da chúng ta bị bí bách, bã nhờn tích tụ và sinh ra mụn.
Bởi thế việc làm sạch da trước và sau khi đeo khẩu trang là điều rất cần thiết.
2. Những lưu ý khi dùng khẩu trang y tế mỗi ngày
Trên thị trường có rất nhiều loại khẩu trang y tế, nếu xét về tiêu chí tái sử dụng thì có 2 loại là khẩu trang y tế tái dùng nhiều lần và loại dùng 1 lần. Loại dùng 1 lần có giá rẻ, được bán phổ biến, tiện dụng nên được sử dụng rộng rãi hơn cả.
Khẩu trang y tế loại dùng 1 lần thường có 1 – 3 lớp, được nhà sản xuất khuyến cáo chỉ dùng 1 lần. Nếu tái dùng loại khẩu trang này, công dụng của nó sẽ giảm rất nhiều. Hơn nữa, khẩu trang tháo ra để trong túi, trên bàn… sẽ tăng độ nhiễm bẩn nếu đeo lên mặt sẽ làm da mặt bẩn hơn, tăng nguy cơ vi khuẩn có hại xâm nhập vào cơ thể.
Khẩu trang y tế còn có loại chứa than họat tính được sản xuất theo công nghệ tiên tiến của các nước Mỹ, Nhật, Hàn… hoặc nhập khẩu trực tiếp từ các quốc gia này. Khẩu trang này có các sợi than hoạt tính ngăn chặn được bụi bẩn, khí độc, vi khuẩn gây bệnh cảm cúm… có thể dùng từ 1 – 2 lần nhưng cần bảo quản cẩn thận để hạn chế chất bẩn.
Note:
Với khẩu trang y tế, nhà sản xuất đã khuyến cáo chỉ dùng 1 lần, bạn nên sử dụng chỉ 1 lần, không nên tái sử dụng nhiều lần để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, bảo vệ hệ hô hấp, làn da của mình tốt hơn.
Khẩu trang y tế thường chỉ tránh được khói bụi, vi khuẩn độc hại nhưng không thể chống nắng được, bạn có thể dùng kèm khẩu trang vải, loại này có tái sử dụng nhiều lần, đến khi nào vải rách hoặc cũ bạn bỏ đi thì thôi. Nhưng nhược điểm của khẩu trang trang vải không thể chống vi khuẩn, bụi bẩn có kích cỡ siêu nhỏ nên mọi người cần sử dụng kết hợp với khẩu trang y tế.
Khẩu trang y tế món đồ sử dụng phổ biến đối với mọi người đặc biệt là vào thời điểm dịch bệnh corona bùng phát thì khẩu trang y tế lại càng quang trọng hơn bao giờ hết. Tuy nhiên bạn cần biết sử dụng khẩu trang y tế đúng cách để đảm bảo an toàn vì nếu sử dụng sai cách thì không những không giúp phòng bệnh mà còn dễ khiến bạn bị lây nhiễm dịch bệnh.
Thông thường khẩu trang y tế sẽ có 3 lớp: lớp ngoài có đặc tính chống thấm nước, giúp ngăn cản hiệu quả các hạt chất lỏng văng ra khi người bệnh hắt-xì, ho, thở mạnh, lớp giữa lọc được bụi và vi khuẩn, ngăn các hạt dịch văng và bắn phải, lớp trong màu trắng mềm mịn thấm hút mồ hôi tốt.
Khẩu trang y tế có nên giặt hay không? câu trả lời là không vì theo khuyến cáo của Bộ y tế và Tổ chức y tế thì khẩu trang y tế là khẩu trang dùng một lần rồi vứt, không tái sử dụng. Do đó để đảm bảo được hiệu quả cao nhất trong việc phòng lây nhiễm dịch bệnh thì bạn chỉ nên sử dụng khẩu trang y tế một lần, thời gian sử dụng là trong vòng 8h đồng. Đồng thời, loại khẩu trang này cũng không thể giặt.
Khẩu trang y tế không phải bằng vải thông thường nếu giặt sẽ làm hỏng cấu tạo cũng như hình dáng của khẩu trang điều này sẽ gây phản tác dụng khi bạn sử dụng trong lần tiếp theo.
Dùng khẩu trang y tế đúng cách là vô cùng quan trọng trong việc phòng, chống lây nhiễm bệnh đặc biệt là vào thời điểm dịch virus corona đang bùng phát hiện nay. Như vậy dù là để tiết kiệm hay vì lý do gì thì bạn cũng đừng nên giặt khẩu trang y tế và dùng lại nhé.
3. Những lưu ý khi dùng khẩu trang vải
Nếu sử dụng khẩu trang vải thì nên giặt hàng ngày để tránh vi khuẩn hình thành và làm hại đến làn da bạn.
v Hướng dẫn đeo khẩu trang vải đúng cách
Thông thường, một chiếc khẩu trang vải kháng khuẩn sẽ được thiết kế để phần bề mặt có hướng chúc xuống phía dưới để hạn chế khả năng các giọt bắn sẽ bám lại trên lớp vải.
Sau khi xác định chính xác hướng đeo, bạn bắt đầu đeo khẩu trang. Bạn cần thực hiện các thao tác làm sao để khẩu trang có thể ép sát đường sống mũi và che kín toàn bộ phần cằm.
Điều này sẽ giúp chặn các giọt bắn có thể luồn qua các kẽ hở trên khẩu trang và xâm nhập vào hệ thống hô hấp trong cơ thể bạn.
Với khẩu trang vải kháng khuẩn, bạn nên giặt nhẹ nhàng bằng tay. Không cho khẩu trang vào trong máy giặt. Bạn có thể dùng xà phòng thơm hoặc nước rửa tay diệt khuẩn để giặt sạch khẩu trang.
Lưu ý: Bạn dùng loại nước rửa tay tạo bọt, không phải loại nước hay gel rửa tay khô để giặt.
Tuyệt đối không dùng nước nóng
Bạn lưu ý không ngâm khẩu trang lâu trong nước nóng vì sợi vải sẽ bị trương nở lâu, làm các hóa chất kháng khuẩn bị thoát ra khỏi cấu trúc sợi, làm mất đi tính năng kháng khuẩn của khẩu trang vải.
Bạn nên phơi khẩu trang trong bóng mát, tránh phơi khẩu trang vải kháng khuẩn trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời. Tia UV từ ánh nắng có thể làm ảnh hưởng đến hóa chất kháng khuẩn có trên bề mặt vải.
v Những lưu ý khi sử dụng khẩu trang vải
- Bạn nên lựa chọn các loại khẩu trang sử dụng chất liệu vải dệt kim hoặc vải dệt thoi có 2 lớp (với 1 lớp kháng khuẩn) để đảm bảo ngăn chặn sự xâm nhập của virus, vi khuẩn vào cơ thể.
- Khi tháo khẩu trang, bạn cầm vào dây đeo để tháo, không dùng tay chạm vào phần bề mặt bên ngoài của khẩu trang vì có thể virus, vi khuẩn vẫn còn đọng lại trên đó.
- Bạn cần rửa tay bằng xà phòng, dung dịch cồn pha loãng hoặc nước rửa tay khô sau khi tháo khẩu trang.