Không phải ai sinh ra cũng mang tính cách vui vẻ và hòa đồng, như người ta vẫn nói “cha sinh con, trời sinh tính”, có những người với tính cách trầm lặng và ít nói thường khó kết bạn. Nhưng không nhất thiết mọi thứ phải như vậy. Bạn có thể vừa hướng nội nhưng vẫn được mọi người yêu mến, bạn có muốn biết cách nào không? Bật mí tí nhé.
Trải qua một quãng thời gian dài, tôi nhận ra rằng nếu bạn hài hước và có cách nói chuyện duyên dáng - thật tốt cho bạn. Nhưng về đường dài, chính hành động của bạn mới quan trọng. Bạn sẽ được yêu mến nếu bạn thể hiện được những hành động khiến mọi người ngưỡng mộ, quý mến, tôn trọng và tìm đến bạn. Đây là 7 cách để làm được điều này.
1. Hãy là nhà hòa giải
Trước khi tôi học được cách phát triển những kỹ năng để bù đắp cho tính cách ngại ngùng và ít nói của mình, bạn bè vẫn thường biết đến tôi như một người có thể hòa giải và giải tỏa căng thẳng.
Để có được khả năng này, hãy dành thời gian lắng nghe nhiều hơn là nói. Đừng chọn phe nào cả. Nếu ai đó hỏi về ý kiến của bạn, hãy trả lời: “Tôi chưa rõ lắm. Mỗi người có thể nói rõ hơn cho tôi về vấn đề của mình không?” Bạn sẽ ngạc nhiên nhận ra rằng họ sẽ tự giải quyết vấn đề của mình khi giải bày ra vấn đề của họ mà bạn thậm chí không cần bỏ quá nhiều nỗ lực, nhưng bạn sẽ vẫn được công nhận cho việc giải quyết vấn đề này.
2. Đưa ra những lời khen khó quên
Ai cũng có thể đưa ra lời khen, nhưng hầu hết lời khen đều mang kiểu sáo rỗng như ‘Bạn có đôi mắt đẹp đó” hay “Tôi thích phong cách làm việc của bạn”. Nhưng những lời khen này quá mơ hồ để người nhận thực sự cảm nhận được sự đánh giá cao của bạn dành cho họ.
Một lời khen đáng nhớ sẽ chứa 3 thành phần:
Đây là một ví dụ về lời khen đạt được cả 3 yếu tố trên: “Tôi thích bài viết về việc thắp lửa lại tình yêu của bạn đấy. Ý tưởng của bạn về việc thể hiện hành động thay vì dùng lời nói dường như đã giải thích được lý do tôi cảm thấy có khoảng cách với người yêu. Chúng tôi đã thử nói chuyện và tâm sự với nhau và thực sự đã cảm nhận được sự gắn kết hơn rồi đó!”
3. Đừng cứ cho đi quá nhiều
Tôi đã từng tin rằng bạn nên cứ nên tiếp tục cho đi đừng ngần ngại điều gì. Nhưng đó là một sai lầm. Dĩ nhiên, giúp đỡ người khác sẽ đem lại cho bạn niềm vui. Thế nhưng đừng để người khác lợi dụng bạn. Cũng giống như việc bạn tự ép buộc bản thân phải giúp đỡ người khác mặc dù điều đó có thể nằm ngoài khả năng, hay đơn giản là bạn không thích. Bởi khi bạn giúp đỡ người khác vì thật tâm mong muốn thay vì cảm giác bị ép buộc, bạn sẽ trở thành người được người khác yêu mến, ngưỡng mộ và được tôn trọng.
4. Hỏi thôi, đừng nói
Tính cách trầm lắng của tôi đã đem đến cho mình một lợi thế: tôi không bao giờ là một trong những người cứ lải nhải về cuộc sống của họ như thể những người khác xung quanh không quan trọng.
Để bù đắp cho sự ít nói của mình, tôi học cách đặt câu hỏi. Khi bạn đặt câu hỏi mở, bạn sẽ làm cho người khác tiếp tục nói trong khi bạn có thể hiểu hơn về họ. Bạn có thể hỏi rằng: “Kể cho tôi nghe về công việc của bạn được không?”hoặc “Thú vị nhỉ, bạn có thường gặp những khó khăn gì trong công việc không?” Và khi họ trả lời, hãy cứ tiếp tục hỏi thêm như: “Rồi bạn đã làm như thế nào?”, “Rồi sao nữa vậy?”, “Kể tiếp đi tôi đang nghe đây…”
Khi bạn đã có thói quen đặt câu hỏi, những cuộc trò chuyện sẽ tự nhiên hơn. Bạn bè của bạn sẽ trân trọng cơ hội được nói chuyện với bạn về chủ đề yêu thích: bản thân họ.
5. Nhớ những điều nhỏ nhặt
Mentor của tôi đã từng tập cho tôi khả năng tìm ra những sự thật nhỏ về người xung quanh và ghi chú lại trên máy tính. Để rồi, khi nào tìm thấy một bài báo thú vị hay phát hiện ra một món quà hay ho làm anh ấy nhớ đến ai đó, anh ấy sẽ liên hệ với họ và nói những câu kiểu như: “Này, tôi vừa tìm ra một con tem này cực lạ. Có phải con của anh đang sưu tầm tem không nhỉ?”
Bạn không nhất thiết phải hệ thống tất cả những thông tin đó quá mức, nhưng hãy học cách nhớ những điều nhỏ về những người xung quanh bạn. Đó chính là cách khiến người khác cảm thấy họ quan trọng bởi họ biết rằng bạn thực sự có lắng nghe họ.
6. Đừng phàn nàn
Rất nhiều người rất nhanh chóng thể hiện cảm xúc tiêu cực khi mọi việc không theo ý của họ. Né tránh sự tiêu cực và hạn chế phàn nàn sẽ không lập tức khiến cho bạn được yêu thích, nhưng việc luôn tìm ra khuyết điểm và khó chịu sẽ khiến cho người khác không vui vẻ và thoải mái.
Khi bạn cảm nhận được cảm xúc tiêu cực, hãy thử:
1. Suy nghĩ, nhưng đừng nói ra suy nghĩ tiêu cực của bạn.
2. Thay đổi khía cạnh góc nhìn. Tự hỏi bản thân :”Trong việc này có đem lại việc gì tích cực không? Làm thế nào để biến nó thành một điều tốt nhỉ?”
3. Nói ra suy nghĩ tích cực của bạn.
7. Hãy là người đầu tiên khi chuyện xấu xảy ra
Hãy là người đầu tiên để dẫn đầu. Hãy là người đầu tiên dám bảo vệ. Hãy là người đầu tiên bênh vực công lý.
Dám đứng lên vì những điều sai trái thường sẽ đặt bạn vào tình huống bị tấn công và bị phản đối. Đó là lý do hầu hết mọi người né tránh điều đó. Bởi sẽ ít mạo hiểm hơn nếu bạn là người thứ hai, thứ ba hay người thứ tư tham gia. Nhưng việc trở thành người đầu tiên khi có điều sai trái xảy ra sẽ giúp bạn ghi điểm cực lớn trong mắt những người quan trọng với bạn.
Nếu bạn có thể học được 7 thói quen và tính cách này, bạn sẽ dễ dàng thu hút người khác bằng việc đơn giản là trở thành một phiên bản tốt đẹp hơn của chính bạn.