Đăng tải

544
Inspiration | 26-12-2019

Blog 79
Người theo dõi 4

Sản phẩm trong bài blog

ĐỪNG QUÁ KHẮC NGHIỆT VỚI BẢN THÂN BẠN

Bạn có thói quen so sánh mình với người khác? Tự bản thân quá chú ý vào vào sai sót của mình? Từ chối nhận sự giúp đỡ trong khi bạn thật sự cần? Nếu bạn đang suy nghĩ: “Nhưng tôi làm tất cả những điều đó vì tôi muốn tiếp tục cải thiện, bạn có thể nhầm lẫn giữa việc tự cải thiện bản thân với tự nhục.

 

Kristin Neff, phó giáo sư tâm lý giáo dục tại Đại học Texas ở Austin, viết về bản chất phản tác dụng của việc tự phê bình: “Lý do hàng đầu mọi người thường đưa ra để giải thích cho việc nghiêm khắc với bản thân họ là do sự lo lắng rằng họ sẽ quá dễ dãi với bản thân. Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy những người hay tự phê bình thường lo lắng và dễ bị trầm cảm, có sự tự tin thấp về khả năng của chính họ, điều này làm suy yếu tiềm năng thành công của họ.

 

 

Ngược lại, những người biết yêu thương bản thân sẽ đặt ra những tiêu chuẩn cao cho bản thân họ, nhưng khi họ không đạt được mục tiêu thì họ sẽ đặt ra những mục tiêu mới thay vì đắm chìm trong cảm giác thất vọng và não nề. Họ có một động lực nội tại hơn trong cuộc sống, học hỏi và phát triển, [hơn là] để gây ấn tượng với bản thân hoặc người khác.

 

 

Nhưng khi chúng ta đã từng so sánh bản thân với người khác hoặc gắn kết những thất bại của mình với giá trị bản thân, thì nó không dễ để trở nên dễ dàng hơn với chính mình. Anna Vital, một nhà thiết kế thông tin, đã tạo ra một đồ họa có tên là Làm thế nào để không khó khăn với chính mình với 13 cách đơn giản để rèn luyện lòng tự trọng. 

 

  1. Lỗi lầm của bạn là một phần trong việc học tập và cải thiện.

Như nhà văn J.K. Rowling nói, “Bạn sẽ không bao giờ hiểu rõ được bản thân mình...cho đến khi bạn trải qua đủ mọi nghịch cảnh. Kiến thức đó chính là một món quà, cho những lần đau thương chiến thắng, và nó còn xứng đáng hơn tất cả bất kỳ bằng khen nào mà tôi từng nhận được.” 

  1. Đừng so sánh bản thân với người khác bởi bạn và họ không hề giống nhau. 
  2. Không có cái gì được gọi là đúng với tất cả mọi việc. 
  3. Hãy bảo vệ lý lẽ bạn cho là đúng, sẵn sàng đi ngược lại số đông. 
  4. Học hỏi từ những người chỉ trích bạn. 
  5. Chấp nhận điểm yếu của bản thân như một đặc điểm riêng. 

 

 

  1. Nhìn lại quá khứ như một chuyến phiêu lưu. 
  2. Đừng coi thường chính khả năng của bạn cho đến khi bạn áp dụng nó được 100 lần. 
  3. Những vấn đề bạn gặp phải không hề độc nhất.

Tin tốt lành là 1) Bạn không cô đơn. 2) Nó không mang tính cá nhân. 3) Bạn có thể tìm hiểu cách người khác vượt qua vấn đề này. 

  1. Trí thông minh chỉ tương đối. Lòng tự tôn thì không. 
  2. Bày tỏ sự giận dữ của bạn theo nhiều cách. 
  3. Hãy bao bọc mình xung quanh những người thực sự tin tưởng và mong muốn bạn thành công. 
  4. Và đừng quên tự động viên bản thân. 

 

 

Thomas Edison đã nói: “Tôi đã thất bại trên con đường thành công của mình.” Sự thật là, sẽ phải mất rất nhiều nỗ lực để thành công. Bạn sẽ thất bại, gặp rào cản và có một vài trục trặc. Nhưng đừng để sự thất bại ấy bám víu lấy bạn mãi về sau. Khi bạn thất bại trong một nhiệm vụ, hãy lấy nó làm bài học, tha thứ cho bản thân và bước tiếp. Nếu những người thân yêu của bạn gặp thất bại, nếu bạn của bạn thất bại, nếu con bạn thất bại ở điều gì đó mà họ đã cố gắng hết sức, bạn sẽ phản ứng thế nào? Để khuyến khích đứa trẻ hoặc người thân tiếp tục chiến đấu cho giấc mơ của họ, có lẽ bạn sẽ không la mắng chúng, ghét chúng hoặc chỉ tiêu cực mọi lúc với chúng, vì vậy đừng làm điều đó với chính mình nếu bạn không thành công ở một cái gì đó ngay lập tức. Thay đổi, mày mò một cách làm khác để đến mục tiêu của bạn hoặc cải tiến hoàn toàn hướng đi của mình. Nhưng có một điều chắc chắn, đừng bỏ cuộc và đừng quá tự khắc nghiệt với bản thân.