Răng khôn, thường là những chiếc răng cuối cùng mọc hoặc sẽ không bao giờ mọc. Thông thường, những chiếc răng này có thể mọc bình thường và không gây ra vấn đề gì cả. Nhưng khi chúng bị mắc kẹt trong nướu, răng khôn sẽ có thể dẫn đến những vấn đề răng miệng nghiêm trọng hơn, nên chúng cần bị nhổ. Việc nhổ răng khôn nên được thực hiện bởi các chuyên gia bác sĩ nha khoa hoặc bác sĩ ngoại. Tuy nhiên, hãy tìm hiểu một chút về răng khôn và cách phòng tránh những cơn đau do răng khôn gây ra nhé.
1. Tác động của răng khôn
Răng khôn có cái tên này do chúng thường mọc khi chúng ta vào tuổi trưởng thành, trong độ tuổi từ 17 đến 21. Khi răng mọc lên sẽ tìm chỗ trống trong nướu và đẩy các răng khác khi một người vào độ tuổi gây ra cảm giác đau đớn.
Hơn nữa, thông thường, sẽ không có chỗ cho răng khôn trong miệng bởi khi đó răng chúng ta đã phát triển đầy đủ. Sự tranh giành chỗ này có thể dẫn đến răng khôn mọc theo những góc không mong muốn, chèn ép những răng khác gây xô lệch các răng khác.
Khi điều này xảy ra, răng khôn gây ra tác động đến nướu, bởi bề mặt nướu bị rách và làm cho răng khôn không thể mọc xuyên qua được. Thức ăn và vi khuẩn bị kẹt trong chỗ rách đó của nướu và dẫn tới những vấn đề nghiêm trọng khác như:
2. Cách phòng tránh
Khi răng khôn đang mọc, có những việc đơn giản chúng ta có thể làm để tránh việc nướu bị nhiễm trùng. Ví dụ như:
Khi cảm thấy có cảm giác đau nhức ở phần nướu bên trong, bạn hãy nhanh chóng đến khám nha sĩ để có hướng chữa trị và nhổ răng khôn nếu cần thiết nhé.