Hiện nay, có rất nhiều người mắc phải những bệnh về răng miệng đặc biệt là bênh về men răng. Có thể họ không nhận ra những dấu hiệu bất thường hoặc có thể họ biết nhưng không để tâm đến và cho qua. Việc này đã dẫn đến nhiều hậu quả khôn lường cho răng miệng của bạn.
Theo bác sĩ nha khoa thì những dấu hiệu, triệu chứng này cho thấy bạn đang gặp rắc rối về bệnh răng miệng. Có thể răng miệng bạn đang bị bệnh, cấu trúc răng, mô mềm đang bị tổn thương và đó là những dấu hiệu manh cho cho những bệnh lý nguy hiểm. Dưới đây là những dấu hiệu báo men răng đã hỏng và đang dần làm ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng.
Răng xuất hiện những đốm trắng đục
Tình trạng răng xuất hiện các đốm trắng có thể do vi khuẩn làm thay đổi các mảng bám thành axit, làm đảo lộn các chất có trong men răng. Cũng có thể do cơ thể quá thừa fluor dẫn tới xuất hiện các đốm trắng đục trên bề mặt răng.
Nếu bạn thấy xuất hiện dấu hiệu này trên bề mặt răng miệng mà không có biện pháp điều trị kịp thời thì vi khuẩn tạo nên các đốm trắng này sẽ gây ra bệnh sâu răng hoặc các bệnh lý khác như viêm nhiễm mô, nướu… gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.
Răng xuất hiện những cơn ê buốt
Bạn đang tự hỏi tại sao răng xuất hiện những cơn ê buốt? Nguyên nhân chủ yếu là do lớp men răng bị tổn thương. Có thể xuất phát điểm do bệnh lý răng miệng làm ảnh hưởng đến men răng, cũng có thể do chế độ chăm sóc răng miệng, vệ sinh cá nhân chưa tốt tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi và tấn công vào men răng.
Ngài ra, nguyên nhân làm tổn thương men răng cũng có thể do tai nạn hoặc do va chạm mạnh khiến cho men răng bị sứt mẻ. Khi men răng bị tổn thương nó sẽ làm lộ ra ngà răng và khi ăn uống, thức ăn sẽ kích thích vào ngà răng gây ra những cơn ê buốt, khó chịu.
Răng bị bong tróc khi ăn đồ cứng
Khi ăn đồ cứng, lớp men răng mỏng và nhạy cảm bao bọc răng có thể sẽ bị bong tróc. Đây là dấu hiệu cho thấy men răng đã yếu và rất dễ bị tổn thương. Chỉ những tác động nhẹ cũng có thể làm men răng bị ảnh hưởng nặng.
Khi răng miệng bạn thấy xuất hiện những dấu hiệu trên thì không nên chần chừ gì nữa mà hãy tới nha khoa ngay để được bác sĩ thăm khám, xác định nguyên nhân và có biện pháp điều trị kịp thời, tránh gây ảnh hưởng cho sức khỏe răng miệng về lâu dài.
Làm cách nào để bảo vệ men răng ?
Men răng là một loại vật chất có tác dụng giống như vỏ trứng. Nó bảo vệ những phần mềm và có thể bị tổn thương ở phía trong răng. Nhưng không như vỏ trứng, lớp men răng mỏng hơn và “dẻo dai” hơn. Thực tế, lớp men răng là mô khó bị tác động nhất trong cơ thể. Nó có thể “đứng vững” dù thực hiện các thao tác nhai, cắn và gặm nhấm kéo dài hàng chục năm liền, tất nhiên phải đi kèm với điều kiện là chất men tốt và được chăm sóc răng đúng cách.
Răng sữa hay răng vĩnh viễn đều có thể sâu do: chất đạm, vi khuẩn có sẵn trong nước bọt, kết hợp với đường bột tạo thành “mảng bám răng” gọi là “bựa răng” hay “cao răng”. Các vi khuẩn ẩn náu trong các “mảng bám” tác động lên các chất đường bột trong các lần ăn tiếp theo, chuyển chúng thành acid mài mòn, phá huỷ men răng gây sâu răng.
Vệ sinh răng miệng tốt; nên dùng nước sinh hoạt có đủ lượng fluor cần thiết, dùng kem đánh răng có chứa chất này. Các bà mẹ trong quá trình mang thai cần cung cấp đầy đủ canxi. Khi răng có bệnh cần phải phát hiên sớm và điều trị đúng.
Việc bảo vệ răng miệng là rất cần thiết ở mọi thời điểm vì nếu bạn mắc những căn bệnh về răng miệng, bạn sẽ phải rất khổ sở, vừa tốn tiền vừa ảnh hưởng đến sức khỏe. Chính vì vậy, bạn hãy chú ý nhiều hơn đến răng miệng của mình nhé.