Dù cho bạn có mua hàng tại store hay online thì việc xem xét kĩ nhãn hiệu, thông tin sản phẩm là một bước rất quan trọng để lựa chọn da sản phẩm làm đẹp nào thực sự hợp với mình. Ghi chú trên nhãn không chỉ nói cho bạn biết sản phẩm đó là gì (dưỡng ẩm, kem mắt, tinh chất) mà còn cho ta biết được công dụng đặc trị của chúng (chống lão hóa, dành cho da khô, hoặc da mụn), nó còn cho biết thêm về các đặc điểm như thân thiện với môi trường, có chứa thành phần hữu cơ, không độc hại, hay nguyên liệu từ rau củ.
Ngoài việc biết liệu sản phẩm có được sản xuất với tiêu chuẩn cao hay không, xem xét kỹ hơn về nhãn sản phẩm cũng có thể giúp bạn đưa ra quyết định tự tin và khiến bạn cảm thấy tốt về lựa chọn của mình.
Nếu bạn còn đang chưa hiểu rõ về những dòng chữ trên nhãn sản phẩm thì hãy tiếp tục đọc các hướng dẫn dưới đây về các logo phổ biến, cụm từ cũng như thành phần nguyên liệu.
Natural
Không phải sản phẩm nào có chữ natural trên nhãn thì sẽ có tất cả thành phần từ thiên nhiên. “Miễn là có một vài thành phần được liệt kê là tự nhiên thì trên nhãn sẽ có chữ này” - theo Bác sĩ da liễu Debra Jaliman. Nếu trên nhãn in chữ "natural” có nghĩa là có ít nhất một thành phần tự nhiên được thêm vào trong công thức của sản phẩm, và vẫn có các sản phẩm được dán nhãn tự nhiên nhưng chứa 20% các thành phần tổng hợp khác. Nếu bạn đang tìm kiếm một sản phẩm hoàn toàn tự nhiên thì hãy chắc chắn rằng trên nhãn có chữ 100% natural. Điều này có nghĩa là trong sản phẩm không hề có bất kì thành phần tổng hợp nào.
Ngoài ra, 100% sản phẩm tự nhiên cũng có thể bao gồm logo được chứng nhận, chẳng hạn như một sản phẩm từ Hiệp hội sản phẩm tự nhiên (NPA).
Hypoallergenic (Không gây dị ứng)
Nếu bạn có một làn da nhạy cảm, hãy tìm những sản phẩm có chữ “Hypoallergenic”, chúng sẽ ít gây ra các vấn đề dị ứng. Nhưng nếu da bạn dễ dị ứng với các loại mỹ phẩm, skincares, bạn vẫn nên thử sản phẩm ra cổ tay hoặc tham khảo bác sĩ da liễu trước khi sử dụng lên da mặt, vì thuật ngữ “Hypoallergenic” không được quy định bởi FDA và không thể đảm bảo rằng da bạn sẽ không gặp bất kì vấn đề gì.
Non-comedogenic (Không gây mụn)
Đối với những người có làn da dầu hoặc dễ bị mụn, hãy tìm một sản phẩm có cụm từ “Non-comedogenic”. Bác sĩ Jaliman cho biết, bất cứ ai bị mụn trứng cá đều nên sử dụng các sản phẩm có nhãn này. Có nghĩa là sản phẩm này không chứa các thành phần làm tắc nghẽn lỗ chân lông, hay làm tăng khả năng bị mụn trứng cá. Thực chất các thành phần ”Non-comedogenic” có trong khá nhiều sản phẩm skincare, bao gồm cả những sản phẩm mà bạn không nghĩ là sẽ có như dầu dưỡng da mặt, hay kem chống nắng.
Natural Fragrances (Nước hoa tự nhiên)
Làm thế nào để bạn biết rằng nước hoa hoặc các sản phẩm chăm sóc da, tóc, makeup của bạn được điều chế với các mùi hương có nguồn gốc tự nhiên? Hãy kiểm tra nhãn của nó, sản phẩm có nhãn với cụm từ “Natural Fragrances “ sẽ được điều chế với các nguyên liệu thô, tự nhiên như isolates. Tiến sĩ Jaliman cho biết nguyên liệu isolates là những chất được phân lập tự nhiên từ thực vật, còn được gọi là tinh dầu.
Theo Tiến sĩ Jaliman, một trong những khác biệt lớn nhất giữa nước hoa tổng hợp và tự nhiên (ngoài một loại là tổng hợp và một loại là tự nhiên) là nước hoa tổng hợp có mùi thơm lâu hơn so với nước hoa tự nhiên. Hương thơm tự nhiên phai nhanh chóng vì chúng thiếu các thành phần tổng hợp, thứ mà làm cho mùi hương trở nên rực rỡ và tồn tại lâu hơn.
Unscented (Không mùi)
Chỉ vì một sản phẩm có chữ “Unscented” trên nhãn không có nghĩa là nó không chứa hương liệu. Dù cho nó không có mùi thật đi chăng nữa thì cũng chỉ được coi (và được chứng nhận) là không có mùi thơm (fragrance-free). Không giống như các sản phẩm fragrance-free, các công thức unscented có thể chứa các hóa chất được sử dụng để che giấu mùi hương, làm cho chúng không có mùi hương, nhưng không phải là không có hương liệu. Các sản phẩm không mùi hợp với những người không nhạy cảm với hương liệu, nhưng lại thích một công thức không có mùi hương.
Paraben-Free (Không chứa paraben)
Nếu bạn nhìn vào mặt sau của nhãn sản phẩm skincare, bạn có thể nhận thấy dòng chữ Paraben-free. Nhưng paraben là gì và tại sao chúng ta không muốn có chúng trong sản phẩm làm đẹp. Tiến sĩ Jaliman cho biết, Parabens được sử dụng làm chất bảo quản trong các sản phẩm skincare. Chúng được sử dụng để ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn, nhưng được biết đến như là chất gây rối loạn estrogen và có liên quan đến ung thư vú cùng các vấn đề sinh sản.
Cruelty-Free hoặc Leaping Bunny (không thử nghiệm trên động vật)
Nếu bạn đang tìm kiếm một sản phẩm chăm sóc da hoặc làm đẹp được chứng nhận không thử nghiệm trên động vật, hãy kiểm tra nhãn có logo Leaping Bunny, do Cruelty Free International chứng nhận. Theo bác sĩ da liễu Jaliman, nếu một sản phẩm có một chú thỏ trên đó, điều đó có nghĩa là nó không thử nghiệm trên động vật.
Nếu sản phẩm skincare của bạn có logo Leaping Bunny, điều đó cũng có nghĩa là nó được công nhận bởi Cruelty-free International và đã trải qua nhiều thử nghiệm nghiêm ngặt (bao gồm kiểm nghiệm độc quyền bởi Cruelty Free International). Theo tổ chức này, điều này giúp đảm bảo tính minh bạch giữa thương hiệu và người tiêu dùng, vì các thương hiệu thường sẽ in biệt ngữ cruelty-free (và có thể bao gồm một số biến thể của biểu tượng chú thỏ) trên bao bì mà không có chứng nhận, sẽ gây nhầm lẫn. Để chắc chắn rằng cái gọi là “sản phẩm của họ không thử nghiệm trên động vật” là hợp pháp, hãy kiểm tra nhãn logo Leaping Bunny cụ thể được chứng nhận bởi Cruelty Free International.
Vegan (nguồn gốc hoàn toàn thực vật)
Sản phẩm có nhãn Cruelty-free trên logo không có nghĩa là nó có nguồn gốc hoàn toàn thực vật. Nếu muốn tìm sản phẩm thuần thực vật hãy tìm các loại có logo Vegan Action hay Vegan Awaruity Foundation. Cả hai logo này đều có nghĩa rằng một sản phẩm được pha chế với các thành phần thuần thực vật. Ngoài ra, đối với một sản phẩm được coi là thuần thực vật, nó sẽ không được chứa các thành phần từ động vật hoặc phụ phẩm và không được thử nghiệm trên động vật.
Certified Organic/USDA Organic ( thành phần hữu cơ)
Giống như các sản phẩm thuần thực vật (vegan), các sản phẩm organic cũng cần có chứng nhận đặc biệt. Đối với các sản phẩm có công thức hữu cơ, hãy tìm biểu tượng Certified Organic/USDA Organic trên nhãn.
Đừng để bị lừa bởi các chiêu trò quảng cảo. Nếu bạn thấy từ "Organic" nhưng không có chứng nhận trên nhãn, nó có thể không phải là hữu cơ. Để được coi là certified organic, thì sản phẩm này phải không chứa hơn 95% các chất phụ gia tổng hợp như thuốc trừ sâu, phân bón hóa học và thuốc nhuộm.
Một vài thông tin thêm
Ngoài các từ và cụm từ quan trọng được sử dụng trên nhãn sản phẩm làm đẹp, bạn cũng nên xem thêm danh sách thành phần. Đây là điều cần thiết, đặc biệt nếu bạn là người có làn da nhạy cảm. Một người có làn da nhạy cảm có thể bị viêm và kích ứng nếu họ chọn sữa rửa mặt, kem dưỡng ẩm hoặc mỹ phẩm với các thành phần không phù hợp cho loại da của họ.
Một lý do khác để đọc thành phần là nó có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về công thức trước khi bạn cho nó vào giỏ hàng. Có rất nhiều thành phần được liệt kê có thể là một điều bất lợi vì sản phẩm càng có nhiều thành phần thì có thể nó đã được thử nghiệm trên động vật càng nhiều. Nếu đây là điều mà bạn quan tâm, hãy mua các sản phẩm có logo Leaping Bunny (đã đề cập ở trên) và xem xét việc mua các sản phẩm làm đẹp thuần thực vật.
Cuối cùng, danh sách các thành phần có thể kể nên câu chuyện độc đáo của nhãn hàng và giúp bạn xác định rõ hơn liệu sản phẩm có phù hợp với bạn hay không. Bạn có thể biết thành phần nào chiếm nhiều dung lượng hơn vì các thành phần được liệt kê theo thứ tự từ nhiều nhất đến ít nhất. Mọi người nên chú ý đến điều này, bởi vì các thành phần được liệt kê dưới cùng trong danh sách (có nghĩa là nồng độ thấp nhất), có thể gây khó chịu ngay cả với số lượng rất nhỏ. Nếu bạn chưa bao giờ nghe nói về một thành phần trước đây, quan tâm đến nó là gì và tác dụng của nó đối với làn da của bạn, Tiến sĩ Jaliman khuyên bạn nên nghiên cứu thành phần trên mạng hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ da liễu trước khi bôi nó lên da.